PROPTECH MẤT 1 CÒN 2

  • Home
  • PROPTECH MẤT 1 CÒN 2
  • 12/10/2022
  • Realestat_Admin
  • Tin Tức Thị Trường
  • 502 view

PROPTECH MẤT 1 CÒN 2

Chia sẻ :

PROPTECH MẤT 1 CÒN 2

Cuộc sàng lọc trong nhóm 3 công ty dẫn đầu về huy động vốn ở thị trường proptech (công nghệ bất động sản) Việt Nam vẫn chưa dừng lại?

“Chúng tôi vẫn bám theo chiến lược đã chia sẻ trước kia, hiện đang mở rộng ở ngoài Đà Nẵng”, ông Phan Lê Mạnh, sáng lập Rever, chia sẻ với NCĐT. Thời điểm Rever mở rộng cũng là lúc Propzy, đơn vị cùng công ty khai phá thị trường môi giới ứng dụng công nghệ Việt Nam 5 năm trước, tuyên bố đóng cửa vì lý do “thua lỗ do 2 năm giãn cách” và “ảnh hưởng kinh tế bởi cuộc chiến Nga - Ukraine” trong một email nội bộ được rò rỉ trên internet.

Như vậy, 3 startup huy động vốn đầu tư nhiều nhất trong thị trường proptech ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay là Propzy (hơn 30 triệu USD), Homebase (30 triệu USD) và Rever (hơn 16 triệu USD) đã mất đi một và lại là đơn vị có tổng số vốn huy động tự công bố cao nhất.

Và điều này liệu dã dừng lại? Thật ra việc Propzy rút lui trong lúc sôi động nhất không phải là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam. Giai đoạn 2008-2018, hay còn gọi là giai đoạn đầu tiên của công nghệ bất động sản khi mảng quảng cáo trực tuyến bất động sản đang sôi động, cũng đã chứng kiến trường hợp tương tự.

Timhome ra mắt ở Việt Nam năm 2016 và được Homster.com hậu thuẫn. Cần phải biết Homster là đơn vị khai thác mô hình dịch vụ bất động sản ở 6 thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, sau đó không lâu, đơn vị này cũng âm thầm rút lui khỏi thị trường, còn các đối thủ batdongsan.com.vn và Chợ Tốt Nhà vẫn tiếp tục phát triển mạnh và được Property Guru (Singapore) và Telenor (Na Uy) mua lại.

Dù khác thời điểm rút lui, thị trường khai thác nhưng có các điểm chung một cách ngạc nhiên giữa cả Timhome và Propzy. Đó là họ cùng khai thác thị trường có rào cản địa phương rất cao là bất động sản trong khi các nhà sáng lập đều trải nghiệm thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian ngắn như ông Andrew Oleinik ở Timhome; hoặc là Việt kiều nhưng chỉ mới bắt đầu sinh sống ở Việt Nam khi khởi nghiệp công ty như ông John Le của Propzy.

Trong khi đó, các doanh nghiệp đối thủ như batdongsan.com, Chợ Tốt Nhà hay gần đây là Rever phần lớn đều là các công ty được điều hành bởi các nhà lãnh đạo là người Việt Nam kể cả sau khi sáp nhập.

Thị trường bất động sản Việt Nam đủ hấp dẫn để thu hút proptech khi thị trường truyền thống được định giá 205 tỉ USD vào năm 2020 (theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam). “Nhưng đó là vấn đề trên sổ sách. Để mở khóa được mỏ vàng đó là câu chuyện khác”, ông Nguyễn Huy Vũ, chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, đánh giá.

Với thị trường sơ cấp, là những dự án bất động sản có vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, các chủ đầu tư quan tâm đến uy tín của các đối tác phân phối. Đây là câu chuyện mà công nghệ nổi bật hay vốn đầu tư dồi dào cũng không thể rút ngắn thời gian.

Còn với thị trường thứ cấp, điều thu hút môi giới tham gia một doanh nghiệp proptech là nguồn hàng độc quyền nhưng hiện nay vẫn tồn tại tình trạng chủ nhà có thể làm việc với rất nhiều môi giới nên vị thế của các công ty proptech ở Việt Nam là chưa có những lợi thế rõ rệt.

Hay như chia sẻ của ông Đoàn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Tiếp thị và Tăng trưởng hệ sinh thái Houze, đối với những thị trường có tính địa phương cao như bất động sản Việt Nam, các công ty proptech phải kết hợp được truyền thống - công nghệ, lắng nghe sự điều chỉnh của thị trường để định hình công nghệ lõi.

Trong bối cảnh đó, các nhà sáng lập địa phương có nhiều lợi thế hơn. Thực tế cho thấy nhìn vào chiều dài lịch sử cuộc đua “dò đường” của proptech Việt Nam từ năm 2008 cho đến nay bắt đầu bởi các website quảng cáo bất động sản trực tuyến cho đến môi giới bất động sản ứng dụng công nghệ thì nhóm trụ lại vẫn là các công ty bản địa.

Theo dữ liệu của Proptech Vietnam Network, tính đến năm 2021, lĩnh vực proptech có khoảng 150 startup, chưa có doanh nghiệp proptech nào trở thành kỳ lân (được định giá trên 1 tỉ USD). Con số những startup này chắc chắn phải trải qua cuộc sàng lọc khắc nghiệt từ mô hình vận hành đến thời điểm khó khăn của thị trường bất động sản.

Quay lại với bảng xếp hạng Top 3 công ty proptech huy động vốn nhiều nhất ở Việt Nam thì Homebase đang là cái tên được chú  ý vì có cùng điểm chung với Timhome, Propzy là do người nước ngoài thành lập và đang giải quyết một bài toán có tính địa phương cao và cụ thể là cho vay bất động sản ở Việt Nam.

Cùng giải quyết bài toán này với Homebase ở Việt Nam còn có Fina thành lập năm 2020 bởi ông Phạm Anh Khôi. Với Homebase, thị trường đang trông chờ họ vượt qua những hạn chế về khả năng am hiểu địa phương để ghi dấu “nhóm ngoại” trên chặng đường phát triển proptech Việt Nam.

Còn nếu không, một nhà đầu tư giấu tên chia sẻ với NCĐT rằng thật khó để đưa thành một công thức chuẩn, nhưng có thể sau proptech, hoặc các ngành có tính địa phương cao, những nhà sáng lập địa phương sẽ có thêm điểm cộng trong mắt các quỹ đầu tư mạo hiểm

 

 Nguồn: nhipcaudautu.vn

Xem thêm : Đào tạo & tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ môi giới bất động sản

Xem thêm : Dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch

Xem thêm : Dịch vụ thiết kế website bất động sản

Xem thêm : Khai thác vốn mua bất động sản

Xem thêm : Dịch vụ marketing online bất động sản

Xem thêm : Dịch vụ pháp lý bất động sản

Xem thêm : Tuyển Cộng Tác Viên Kinh Doanh Bất Động Sản

Xem thêm : Novaworld Mũi Né - Marina City

Xem thêm : Bất động sản nhà phố Biên Hoà - Đồng Nai

 

Xem thêm : Bất động sản dự án toàn quốc 

 

Bất động sản nổi bật

Tốc Độ - Minh Bạch - Chuyên Nghiệp

Liên kết